Lý giải một phần về những xung đột trong cuộc sống.
LÝ GIẢI 1 PHẦN VỀ HÀNH ĐỘNG CỦA TA VÀ NGƯỜI XUNG QUANH
1 điều mình biết được từ Peter Drucker về quản trị là nghi ngờ giả định của mình. Dần dần học và quan sát mình hiểu câu nói đó hơn. Giả định có thể coi là kết luận hay niềm tin, mô thức về 1 việc gì đó. Thường giả định này được hình thành từ cơ sở: giới tính, kinh nghiệm, quan niệm, hệ giá trị của cá nhân, học vấn, nghề nghiệp, mối quan hệ… Theo những lý giải về tiềm thức mọi thứ nạp vào đầu hàng ngày đều được giữ lại và có thể ảnh hưởng lên niềm tin đó của chúng ta. Do đó các diễn giả về phát triển bản thân khuyên ta cẩn thận chọn lọc thứ có giá trị, giảm và tránh những thứ tiêu cực, vô bổ mà mình đọc, xem, nghe hàng ngày.
Có 2 câu nói về hành vi và niềm tin
1. “Bạn thường không tin những gì bạn thấy mà bạn thường thấy những gì bạn tin”
2. “Người ta chỉ hành động theo những gì người ta tin là đúng”
Nên đứng trước 1 sự việc, 5 người quan sát ở các thời điểm khác nhau, hay các góc khác nhau, họ có các niềm tin, giả định khác nhau, họ sẽ nhìn thấy những thứ khác nhau, do đó sẽ có cảm xúc khác nhau và 5 người sẽ hành động trên cơ sở niềm tin của mình, theo những gì họ cho là đúng.
– Đây giống như tình huống kịch tính mà các nhà làm phim tạo ra cho phim, hãy theo dõi diễn biến nhé.
Vấn đề bắt đầu phát sinh nếu họ không giao tiếp đủ nhiều để thấu hiểu cơ sở niềm tin và hệ giá trị của nhau tạo sự đồng cảm và cho ra giải pháp (tư duy thắng – thắng), nguy hiểm hơn khi một người bị cảm xúc điều khiển, họ dùng quyền lực vị trí để ép và giám sát người khác (tư duy thắng – thua), hoặc chịu tặc lưỡi (tư duy thua – thắng), hoặc cả hai bên cùng tặc lưỡi và hành xử theo cách của mình, cho dù có thiệt hại gì đi nữa (tư duy thua – thua). Ba giải pháp sau gây sự ức chế, hỏng việc và không phát huy được tối đa nhiệt huyết huyết của bên kia, luôn có sự không thoải mái ở đó. (học từ Stephen Covey).
Hãy giành ra 5 phút xem kịch bản trên có diễn ra với bạn, hàng xóm và người thân của bạn không?
Rút ra điều này chúng ta hãy luôn tự nhắc mình và những người xung quanh tôn trọng và học hỏi sự khác biệt và hành xử theo tư duy thắng – thắng nhé.